Trên thế giới, các bệnh nhân bại liệt sắp có thêm cơ hội giao tiếp qua mạng xã hội và thậm chí làm việc từ xa thông qua Internet.
Các nhà khoa học Nga chứng minh rằng họ có thể giúp các người bệnh tưởng như đã mất đi khả năng nói và cử động bình thường. Mời bạn đọc tìm hiểu về nghiên cứu ứng nghiệm dưới tên gọi "Neurochat" qua bài báo của Sputnik.
"Sống bên cạnh chúng ta có không ít người đã từng bị đột quị hay những căn bệnh khác, ngoài những chấn thương do bệnh gây nên họ còn mất đi khả năng phát âm. Ngày nay tuy xuất hiện các loại chân tay giả hiện đại nhất tặng cho người bệnh niềm vui cử động, nhưng với những trường hợp vừa không thể cử động vừa không thể nói vẫn khá là vô vọng. Chúng tôi muốn giúp đỡ loại người bệnh như vậy, — người quản lý dự án Natalia Galkina, giám đốc điều hành công ty Neurotrend phát triển thiết bị Neurochat cho biết trong buổi giới thiệu thiết bị trước báo giới.
Neurochat hoạt động như thế nào?
Thiết bị bao gồm một tai nghe không dây dưới dạng dải băng quanh đầu có các điện cực ghi lại thông số sinh lý thần kinh của bệnh nhân và một giao diện đặc biệt với màn hình, bộ xử lý và bộ định tuyến. Tai nghe kết nối qua WiFi hoặc Bluetooth với máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Thiết bị ghi lại hoạt động điện não và chuyển chúng thành mệnh lệnh thích hợp: ví dụ gõ chữ "E". Công nghệ cho phép gõ chữ mà không cần phải gắng sức và cử động. Neurochat giúp người bệnh nhân giao tiếp với người đối thoại cũng như điều khiển bộ thiết bị y tế bên giường bệnh (nút liên lạc với nhân viên y tế, đồ gia dụng).
Phóng viên của Sputnik đã thử kiểm tra thiết bị và viết được từ "thế giới" sau vài phút. Nhưng anh không thành công với nỗ lực gửi thư điện tử. Các tác giả của Neurochat khẳng định đơn giản là đòi hỏi thực hành.
Neurochat sẽ được bán khi nào và giá là bao nhiêu?
Dự án mới được bắt đầu cách đây một năm và đã tiến tới giai đoạn chế tạo thí điểm. Công trình có sự tham gia làm việc của các nhà sinh lý học thần kinh, tâm lý học, các bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên và toán học. Nhiệm vụ của họ lúc này là chuyển từ giai đoạn phát minh sang giai đoạn ứng nghiệm.
Năm 2018 tới, Neurochat sẽ được trình bày tại triển lãm quốc tế MEDICA 2018 chuyên về thiết bị y tế tại Düsseldorf. Thiết bị cũng sẽ được thử nghiệm tại các bệnh viện ở một số thành phố của Nga như Samara và St. Petersburg. Sau đó đến lượt các bệnh viện của Los Angeles, Mỹ.
30-50 mẫu đầu tiên sẽ được sản xuất phục vụ thí nghiệm, vào đầu năm 2018 công ty sẽ hoàn thiện thêm 400 bộ. Chi phí của thiết bị vào khoảng 1000 đô la, khách hàng cũng sẽ có cơ hội thuê với giá từ 1.000 đến 3.000 rúp một tháng (15-50 đô la).
Sputnik đặt câu hỏi:
Liệu thiết bị Neurochat có giúp được người bệnh giao tiếp qua các mạng xã hội, ví dụ như một người Nhật và một người Nga không hiểu ngôn ngữ người đối thoại?
Đây chỉ là vấn đề kỹ thuật thuần túy, không phải vấn đề khó, có thể xử lý trong hai hoặc ba ngày. Cài đặt phần mềm dịch. Các bệnh nhân người Mỹ ở Los Angeles sẽ thử sử dụng phương pháp này để giao tiếp với người không nói tiếng Anh, — bà Natalia Galkina cho biết.
Оригинал статьи: https://vn.sputniknews.com/science/201801044545626-mang-xa-hoi-cho-nguoi-bai-liet-neurochat/